Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu tiền sản giật mà mẹ bầu nên biết

Blog kiến thức mới hay mỗi ngày

Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu tiền sản giật mà mẹ bầu nên biết

Tiền sản giật là gì

Tiền sản giật là tình trạng y tế sản khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, bài viết dưới đây của saifulhuq.com sẽ giúp bạn hiểu rõ tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết tiền sản giật để có thể can thiệp kịp thời.

I. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng sức khỏe nguy hiểm ở bà bầu

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý sản khoa nghiêm trọng thường xảy ra từ tuần thứ 21 trở đi kèm theo những dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác như gan, phổi, thận.
Tình trạng này thường liên quan mật thiết đến việc huyết áp tăng cao ở phụ nữ khi mang thai. Tình trạng huyết áp tăng nhẹ cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của tiền sản giật. Vì thế, nếu không được chữa trị kịp thời thì mẹ bầu có thể bị đột quỵ, sản giật… rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

II. Dấu hiệu tiền sản giật mà mẹ bầu nên lưu tâm

Để có thể phòng tránh và phát hiện kịp thời tình trạng này, các mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ dấu hiệu tiền sản giật là gì để so sánh với tình trạng của bản thân. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tiền sản giật dễ dàng.

1. Sưng ở mặt hoặc tay

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu có biểu hiện sưng ở mặt, đặc biệt là quanh mắt hoặc tay thì nên lưu ý. Bởi đây có thể là biểu hiện cánh báo tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chỉ sưng ở chân hay những bộ phận còn lại của cơ thể thì không có gì đáng lo ngại.

2. Tăng cân nhanh

Trong thai kỳ, mức độ tăng cân của mẹ bầu diễn ra tương đối chậm và đều. Vậy nên nếu mẹ bầu thấy tăng cân quá nhanh mà không có nguyên nhân cụ thể thì nên đến bệnh viện để thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe.

3. Xuất hiện những cơn đau đầu dai dẳng

Tiền sản giật

Một số triệu chứng cảnh báo tiền sản giật

Thực tế có không ít mẹ bầu bị đau đầu trong thời gian mang thai. Một số bà bầu bị đau đầu thường xuyên hơn so với người khác. Trường hợp bạn bị cơn đau đầu tấn công và đã uống thuốc giảm đau nhưng không thấy bớt thì hãy đến bệnh viện ngay bởi đây là dấu hiệu của tiền sản giật rất phổ biến.

4. Đau bụng trên

Nếu mẹ bầu có cảm giác đau bụng trên, nhưng nguyên nhân không phải do bé đạp hoặc ợ nóng thì đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Hãy đến ngay bệnh viện nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm trong thời gian ngắn.

5. Khó thở

Ngoài ra, khó thở cũng là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật là gì. Theo đó, nếu mẹ cầu bỗng dưng thở hổn hển, cảm thấy khó thở… thì hãy đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

6. Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực

Đây cũng là dấu hiệu nhận biết tiền sản giật mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Vì thế, nếu trong thời gian mang thai, bạn bỗng thấy mình bị hoa mắt hay nhận thấy có đốm sáng trong tầm nhìn, hoặc mất thị lực thì hãy đến bệnh viện ngay.

7. Nôn mửa đột ngột, buồn nôn

Tiền sản giật

Cảm giác buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo tiền giản giật

Nếu mẹ bầu đã trải qua giai đoạn nghén và hết nôn ói nhưng lại bỗng có giảm giác buồn nôn thì nên lưu ý. Bởi đây có thể dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai đấy.

III. Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Qua giải thích khái niệm tiền sản giật là gì, có thể thấy đây là hội chứng bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Nếu người mẹ bị tiền sản giật nhưng chủ quan, không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như sau:

1. Đối với mẹ bầu

Trong thời gian mang thai, tiền sản giật khiến cho rau thai bị bong non, vì thế mà cơ thể sản phụ bị chảy máu nhiều gây choáng váng đầu óc. Nguy hiểm hơn còn khiến máu của mẹ bị đông trong cơ thể, đây là biến chứng rất nguy hiểm và khó điều trị.
tiền sản giật gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan bên trong của sản phụ như suy giảm chức năng gan, suy thận, sau khi sinh hoặc trong quá trình chuyển dạ người mẹ có thể bị suy tim cấp và phù phổi rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, tiền sản giật còn là yếu tố gây ra hội chứng HELLP ở mẹ bầu với tỷ tử vong hơn 35%.

Tiền sản giật

Tiền sản giật gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

2. Đối với thai nhi

Một số trường hợp tiền sản giật nặng thì bắt buộc phải kết thúc thời gian mang thai sớm, vì thế mà trẻ phải sinh thiếu tháng. Những em bé sinh non dễ bị ốm yếu, suy dinh dưỡng. Nặng hơn, thai nhi có thể bị mất ngay khi nằm trong bụng mẹ hoặc tử vong ngay khi vừa chào đời.

IV. Cách phòng ngừa tiền sản giật

Tiền sản giật

Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu ảnh hưởng đến thai nhi

Hiện nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật ở mẹ bầu vẫn chưa được kết luận rõ ràng và còn gây ra nhiều tranh cãi. Vì thế không có cách nào phòng tiền sản giật một cách tuyệt đối.
Các nghiên cứu đang tích cực tìm ra phương pháp phòng tiền sản giật hiệu quả nhất. Vậy nên, các sản phụ nên lưu ý và quản lý quá trình thai nghén là rất quan trọng. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường thì nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tham khảo hướng dẫn dưới đây để giảm nguy cơ tiền sản giật:

  • Khám thai định kỳ: đây là cách tốt nhất để mẹ bầu và thai nhi luôn được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Qua việc thăm khám định kỳ, các bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, sự phát triển của em bé… cùng với nhiều yếu khác nhằm phát hiện sớm những triệu chứng không chỉ có tiền sản giật mà còn cả nhưng bệnh lý khác nếu có.
  • Tự theo dõi cân nặng và huyết áp: nếu mẹ bầu có tiền sử tăng huyết áp trước khi mang thai thì nên thông báo cho bác sĩ ngay từ lần khám đầu tiên để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Làm giảm áp lực máu: bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu thực hiện một số biện pháp như nằm nghiêng bên trái khi nghỉ ngơi, bổ sung canxi… Bên cạnh đó sản phụ cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, các đối các thành phần dinh dưỡng.

Hy vọng qua bài viết này các mẹ bầu đã hiểu rõ tiền sản giật là gì. Nếu bạn nghi ngờ bị tiền sản giật hoặc có dấu hiệu nào của tình trạng này thì nên báo với người thân để đưa đến bệnh viện thăm khám sớm nhất. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về sức khỏe mẹ bầu nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.