Bật mí cách làm thủ môn giỏi cho người mới bắt đầu
Thủ môn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một đội bóng. Không quá khi nói thủ môn là người quyết định 50% tỉ lệ chiến thắng của trận đấu. Vậy làm thế nào để trở thành một thủ môn giỏi? Hãy cùng 90Phut TV tìm hiểu cách làm thủ môn giỏi qua bài viết dưới đây nhé.
I. Thủ môn là gì trong bóng đá?
Thủ môn trong tiếng Anh có tên là Goalkeeper, viết tắt là GK. Đây là cầu thủ chơi ở vị trí cuối cùng của một đội bóng, đứng trước khung thành và được phép dùng tay chơi bóng mà không bị coi là phạm lỗi.
Thủ môn là người mặc áo đấu khác với 10 cầu thủ còn lại trên sân và khác màu áo đấu của đội đối phương. Thủ môn thường mặc áo số 01 khi thi đấu. Trong bóng đá, thủ môn là cầu thủ đứng ở cuối hàng phòng ngự giữa hàng tấn công của đối phương và khung thành của đội mình.
Vai trò chính của thủ môn là bảo vệ khung thành đội nhà và ngăn cản đối phương ghi bàn. Thủ môn là cầu thủ duy nhất trong đội có thể chạm bóng bằng tay và cánh tay trong suốt trận đấu (giới hạn trong vòng cấm của đội nhà). Mỗi đội phải có một thủ môn trong cả trận đấu. Nếu thủ môn buộc phải rời sân hoặc bị đuổi khỏi sân vì chấn thương và đội không có thủ môn nào khác để thay thế hoặc/hoặc đã sử dụng hết quyền thay người thì một cầu thủ khác phải bảo vệ khung thành. Thủ môn được thay thế cũng phải mặc áo đấu có màu khác với đội nhà, các cầu thủ khác của đội khách, trọng tài và thủ môn đối phương.
II. Cách làm thủ môn giỏi cho người mới
1. Kỹ thuật bắt bóng
Trước hết, muốn trở thành một thủ môn giỏi thì bạn phải rèn luyện khả năng bắt bóng của mình. Đối với một thủ môn giỏi, những pha bắt bóng cần phải có độ chính xác cao và khả năng phán đoán tình huống tốt mới có thể hỗ trợ vững chắc cho đồng đội. Trong kỹ thuật bắt bóng được chia thành 2 kỹ thuật nhỏ: Kỹ thuật bắt bóng lăn và kỹ thuật bắt bóng bổng.
- Kỹ thuật bắt bóng lăn: Kỹ thuật nhận bóng lăn được chia làm 2 loại: bắt bóng thẳng bằng chân và quỳ một chân để bắt bóng. Để bắt bóng thẳng bằng chân, thủ môn cần đứng hai chân song song với nhau. Nhón chân về phía trước, hơi nghiêng người về phía trước, giữ tư thế phòng thủ, đầu gối hơi khuỵu để tránh áp lực. Đối với bắt bóng quỳ gối chống 1 chân xuống đất, thủ môn cần quỳ một gối xuống và khép chặt hai chân lại để bóng không lọt qua khe hở chân. Nâng bóng theo đường thẳng để bóng tiếp xúc với ngực, giúp thủ môn dễ dàng giữ chặt bóng.
- Kỹ thuật bắt bóng bổng: Đây là kỹ thuật bắt bóng đòi hỏi sự phán đoán và tính toán cực kỳ chính xác của thủ môn. Kỹ thuật này tương đối đơn giản đối với thủ môn, điều quan trọng là khi bóng đến, thủ môn cần nhảy lên cao và dang tay bắt bóng, mở lòng bàn tay về phía trước và xòe các ngón tay tạo thành một cái túi để bắt bóng.
2. Kỹ thuật nhảy cả người bắt bóng dính
Là kỹ thuật đòi hỏi thủ môn phải luyện tập nhiều khả năng bật nhảy để có thể bay ra 2 phía trái và phải và bắt lấy quả bóng khi đối phương đá. Khi nhảy bắt bóng, bạn cũng cần học kỹ thuật tiếp đất hiệu quả để tránh chấn thương.
3. Kỹ thuật đấm phá bóng trong tình huống nguy hiểm
Khi đối phương áp sát khung thành với số lượng lớn cầu thủ và tung ra đường bóng bổng, thủ môn cần chọn đúng vị trí để đấm bóng giải nguy cho khung thành của đội mình. Trong những pha bóng như vậy, việc sử dụng kỹ thuật bắt bóng bổng sẽ gây nhiều khó khăn.
4. Kỹ năng phản xạ tốt
Để có thể cản phá bóng trong những tình huống nguy hiểm và ở vị trí khó, thủ môn cần phải trang bị cho mình kỹ năng phản xạ tốt. Khi đối thủ vừa tung cú sút, dây thần kinh sẽ xử lý thông tin và đưa ra quyết định chặn theo phản xạ. Phản ứng càng nhanh thì khả năng cản phá được bóng sẽ càng lớn.
5. Luyện tập sự tập trung
Một trong những cách làm thủ môn giỏi chính là bạn phải biết rèn luyện sự tập trung. Là một thủ môn giỏi, bạn cần phải luôn giữ được tinh thần tỉnh táo và có tâm lý vững vàng để chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Khi đồng đội để mất bóng, thủ môn luôn cảnh giác và sẵn sàng lăn lộn để bảo vệ khung thành. Vì vậy, rèn luyện sự tập trung cao độ là một trong những cách mà bất kì thủ môn nào cũng phải rèn luyện để trở thành một thủ môn giỏi. Nếu không kiểm soát được tình hình trên sân, không có khả năng đoán trước thì bạn sẽ không thể di chuyển kịp thời để yểm trợ cho đồng đội, rất dễ bị đối thủ ghi bàn.
6. Luyện tập lòng can đảm, không sợ bóng
Để trở thành một thủ môn giỏi, bạn phải có lòng can đảm trong mọi tình huống bóng. Nói cách khác, thủ môn thì không được sợ bóng. Nếu bạn là người nhút nhát hoặc có thói quen quay người theo phản xạ khi nhìn thấy cú sút của đối phương thì bạn nên từ bỏ nghề thủ môn ngay từ bây giờ. Có dũng khí không ngại chiến đấu, cộng thêm khả năng phán đoán tình huống tốt. Bạn chắc chắn sẽ là một thủ môn giỏi và hỗ trợ cực kỳ chắc chắn cho đồng đội.
7. Kỹ năng ném bóng phát động tấn công
Với việc thủ môn đang cầm bóng và đội chủ nhà có cơ hội phản công, một đường chuyền dài, chính xác cho cầu thủ có tốc độ cao bức tốc sẽ mở ra một pha phản công chất lượng cho đội nhà.
8. Kỹ năng bắt phạt đền
Đối với thủ môn, khi đối mặt với quả phạt đền cần phải có óc phán đoán và xem qua các video về đối thủ để có thể nắm bắt tâm lý cầu thủ đối phương. Việc lựa chọn ngã người bắt bóng ở tầm cao hay tầm thấp thì đều phải dứt khoát.
III. Kết luận
Bài viết trên đây là một số cách làm thủ môn giỏi mà kênh xem truc tiep bong da đã tổng hợp được và muốn chia sẻ đến với quý bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bạn trong hành trình trở thành người gác đền tài giỏi.